TOUR TÂY BẮC ĐÔNG BẮC 5N4Đ
Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, du lịch Tây Bắc có sức hấp dẫn đặc biệt.
Du lịch Đông Bắc hiện tập trung phát triển một số khu du lịch quốc gia như: Cao Bằng, Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang, Hồ Ba Bể Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Các sản phẩm du lịch Đông Bắc kết hợp với Tây Bắc tạo thành những nét đặc trưng riêng vô cùng hấp dẫn của du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc.
LỊCH TRÌNH SAPA - HÀ GIANG 5 NGÀY 4 ĐÊM
Ngày 1: Hà Nội – Sapa
Xe & HDV đón quý khách tại Nhà hát Hà Nội, Tràng Tiền
07h00: Qúy khách xuất phát đi Sapa
13h00: ăn uống tại nhà hàng, về khách sạn nhận Phòng nghỉ ngơi.
15h30: tham quan Bản Cát Cát "ngôi làng cổ đẹp nhất núi rừng Tây Bắc"
Giao lưu với người dân tộc bản địa(tự túc), chụp hình lưu niệm
Tối: ăn uống, nghỉ ngơi.
Ngày 2: FANSIPAN - NÚI HÀM RỒNG - ĐỒI CHÈ Ô LONG
7h30: Fansipan
- Ăn trưa tại fansipan
13h: Núi Hàm Rồng,Vườn Lan Đông Dương, cổng Trời, Sân Mây.
- Tham quan ĐồI chè Ô Long
TỐI: Nghỉ ngơi tại khách sạn.
Ngày 3: SAPA - HÀ GIANG – ĐỒNG VĂN
7h: Qúy khách ăn sáng, trả phòng, sau đó lên đường đi Hà Giang
13h30: Đến Hà Giang, Qúy khách dùng bữa trưa tại Nhà hàng.
tiếp túc đến Đồng Văn.
Tối: ăn tối, tham quan Phố Cổ Đồng Văn.
- Ngủ đêm tại đồng Văn.
Ngày 4: ĐÔNG VĂN – MÈO VẠC - YÊN MINH
7h: Qúy khách ăn sáng, sau đó xuất phát đi MÈO VẠC Mã Pí Lèng , sông Nho Quế
- Dùng bữa trưa
- Tham quan cột cờ Lũng cú, Dinh Vua Mèo, nhà Pao
- quý khách ăn tối, ngủ tại TT YÊN MINH
Ngày 5: QUẢN BẠ – HÀ NỘI
07h: Sáng: ăn sáng, đi Quản Bạ
8h00: Cổng trời Quản Bạ, Núi Đôi
- Ăn trưa tại nhà hàng
17h: Qúy khách về đến Hà Nội, Xe & HDV tiễn quý khách và hẹn gặp lại quý khách vào các chương trình tiếp theo.
Các điểm du lịch tại Sapa
1. Đèo Ô Quy Hồ
Được mệnh danh là “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, đèo Ô Quy Hồ là một điểm tham quan không thể bỏ lỡ nếu bạn có dịp ghé Sapa. Nằm ở độ cao 2000 mét so với mực nước biển, con đèo quanh co hùng vỹ này sẽ khiến bạn choáng ngợp ngay khi nhìn thấy. Mỗi mùa, đèo Ô Quy Hồ lại mang một sắc thái khác nhau. Khung cảnh nên thơ đầy ấn tượng khiến con người thật nhỏ bé khi đứng ở đây. Đặc biệt, nếu đến vào mùa đông bạn có thể nhìn thấy những bông tuyết rơi vô cùng ngoạn mục từ đỉnh đèo. Đây quả thực là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt tại Việt Nam mà chỉ Sapa mới có. Ngoài ra, đèo Ô Quy Hồ cũng là một trong những địa điểm săn mây cực đỉnh tại Sapa mà bạn không nên bỏ lỡ.
2. Khu du lịch SunWorld Fansipan Legend
Trải nghiệm đỉnh Fansipan - Nóc nhà Đông Dương là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và cao nhất toàn khu vực Đông Dương. Nằm ở độ cao lên tới 3.143m và thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Du khách sẽ được trải nghiệm hệ thống cáp treo 3 dây hàng đầu thế giới với độ cao chênh lệch lên đến 1400m. Hành trình trải nghiệm khoảng 15 phút sẽ cho du khách có cơ hội trải nghiệm toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc từ trên cao. Sau đó, du khách sẽ leo khoảng 600 bậc thang nữa để chạm tay vào cột mốc nóc nhà Đông Dương tại đỉnh Fansipan.
Du khách thường tới Fansipan vào tháng 3 đến tháng 4 để ngắm những cánh rừng hoa đỗ quyên nở, tháng 10 đến tháng 12 để săn biển mây bồng bềnh, huyền ảo và tháng 12 đến tháng 1 để săn băng tuyết.
3. Đồi chè Ô Long
Nằm ở độ cao 1800m so với mực nước biển, không gian nơi đây hoàn toàn khác biệt với vẻ thần tiên đầy mê hoặc. Từng đồi chè trập trùng xen giữa những cây mận rừng trổ lá đỏ hay ra hoa màu hồng vô cùng ấn tượng. Đến đồi chè Ô Long bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành từ những búp chè non, chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó thấy vào đúng mùa Hoa Anh Đào nở, tuy nhiên tất cả du khách đến đây đều phải giữ gìn cảnh quan chung cho đồi chè và tuyệt đối không được dẫm đạp, bẻ cành làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan xung quanh.
4. Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng thuộc khu du lịch núi Hàm Rồng, nằm giữa một khuôn viên rộng đến 148 hecta. Với độ cao 1800 mét so với mực nước biển, cảnh quan nơi đây là điểm nhấn độc đáo ngay gần trung tâm thị trấn Sapa. Núi Hàm Rồng được xem là bồng lai tiên cảnh chốn nhân gian,
càng đi lên cao càng làm cho du khách thấy siêu lòng với cụm vườn lan có 194 loài lan bốn mùa đua nhau nở. Có rất nhiều các địa điểm nhỏ quanh khu vực núi Hàm Rồng cho du khách khám phá như Vườn Lan, Vườn Đào, Trạm Viễn Thông, Sân Mây và cổng trời đỉnh Hàm Rồng.
5. Thác Bạc
Nếu trải nghiệm đổ đèo Ô Quy Hồ, bạn không nên bỏ qua Thác Bạc nổi tiếng trên cung đường này. Với chiều cao 200m, Thác Bạc là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa (suối Cá Hoa) với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đây cũng là một trong những địa điểm tuyết rơi dày nhất khu vực này. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh không gian đẹp như tranh của vùng Tây Bắc hoang sơ. Ngoài ra, khi lên Thác Bạc, du khách sẽ có dịp tham quan trung tâm sản xuất giống cá hồi tại đây.
6.Thác Tình Yêu
Có độ cao tương đối gần 100m và có độ cao tuyệt đối gần 1800m so với mực nước biển. Nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 4km, thác Tình Yêu chính là điểm xuất phát cho những du khách đam mê chinh phục ngọn núi Fansipan cao nhất Việt Nam. Dòng thác như dải lụa bạc vắt qua giữa núi rừng xanh thẳm của Sapa, cùng với câu chuyện thần tiên được lưu truyền từ lâu thu hút nhiều cặp đôi yêu nhau đến để tham quan. Con đường đi lên thác cũng là một điểm nhấn hết sức ấn tượng. Những bông hoa đỗ quyên khoe sắc đỏ mỗi dịp xuân về khiến bao du khách phải ngây ngất.
7.Thung lũng Mường Hoa - Bãi đá Cổ
Thung lũng Mường Hoa với nhiều nếp nhà đơn sơ hiện hữu ngay giữa các thửa ruộng bậc thang tựa như những cô gái miền sơn cước, đơn thuần nhưng cực kỳ cuốn hút. Nét đẹp đặc trưng và nổi bật nhất đó chính là những thửa ruộng bậc thang trập trùng, uốn lượn trùng điệp cùng bãi đá cổ kỳ bí, được phát hiện khoảng chừng hơn 100 năm nay, bãi đá cổ Sapa có diện tích rộng khoảng 8km2 với gần 200 khối đá với hình thù đá kỳ dị, nhiều tảng đá sa thạch, những ký hiệu lạ vẫn chưa tìm rõ nguồn gốc và ý nghĩa mang nhiều bí ẩn văn hoá của thời nguyên sơ.
8.Cầu mây Sapa
Cầu Mây là cây cầu treo nối liền đôi bờ suối Mường Hoa, được rất nhiều du khách ghé đến chụp ảnh. Cây cầu mộc mạc được kết bằng dây mây, phục vụ cho người dân di chuyển từ xã Tả Vạn đến trung tâm thị trấn. Tuy nhiên, hiện nay cây cầu chỉ còn được dùng để phục vụ khách du lịch nên khá hoang sơ.
Nơi đây được yêu thích đặc biệt bởi khung cảnh thơ mộng giữa núi rừng với dòng suối cuồn cuộn bên dưới, khiến nhiều người có cảm giác như đang lạc giữa vùng rừng núi châu u xa xôi.
9. Cầu kính rồng mây
Đây được xem là công trình cầu kính cao nhất Việt Nam hiện tại. Cầu được xây dựng trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu. Tại đây, du khách sẽ được thỏa sức ngắm cảnh rừng núi hoang sơ ở độ cao 2200m so với mực nước biển. Mặt cầu kính nằm cách vách núi 60m tạo cảm giác như bạn đang cheo leo giữa hư không.
Đây sẽ là trải nghiệm đặc biệt ấn tượng với những ai yêu thích cảm giác mạo hiểm và không dành cho những người sợ độ cao. Ngoài ra, tại đây du khách cũng có thể tham gia rất nhiều trò chơi mạo hiểm như nhảy bungee, zipline, dù lượn, leo núi… với mức giá dao động từ 500.000-1.000.000đ
10. Cổng trời Sapa
Cổng trời Sapa là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ – một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam, có độ cao 2035m so với mực nước biển và nằm trên quốc lộ 4D. Dù nằm cách Sapa 18km, phải vượt qua đèo Ô Quy Hồ với chiều dài quãng đường lên tới 50km nhưng cổng trời Sapa vẫn luôn được khách du lịch đến tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ. Đường đến cổng trời gắn liền với những khúc quanh co, uốn lượn ngoằn ngoèo. Đi theo những lưng chừng núi là trùng điệp dải mây vờn và nắng vài ươm. Con đường đèo đến cổng trời Sapa được người địa phương gọi là Trạm Tôn, đường này len lõi trong dãy núi Hoàng Liên Sơn nổi tiếng hùng vĩ, đỉnh của cổng trời chính là đỉnh đèo.
11. Nhà thờ Đá Sapa
Nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá được xem là điểm du lịch biểu tượng của nơi đây. Xây dựng từ năm 1895, toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá đẽo và liên kết với nhau bằng hỗn hợp vôi, cát, mật mía. Kiến trúc của nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gotic La Mã với mái nhà, vòm cuốn và tháp chuông,…đều có hình chóp tạo cho công trình nét thanh thoát mà trang nghiêm. Nếu muốn, bạn cũng có thể tham gia các buổi lễ vào mỗi chiều tối chủ nhật ở đây. Nhớ ăn mặc kín đáo và giữ trật tự khi tham quan nhà thờ nhé.
12. Bảo tàng Sapa
Bảo tàng Sapa chỉ cách trung tâm thị trấn khoảng 1,5km rất thuận tiện tham quan và di chuyển. Tại đây có khoảng 200 hiện vật, mô hình tái hiện đời sống của các dân tộc miền núi, cùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
13. Tu viện cổ
Nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 12km. Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh thuộc dòng Nữ tu của Hội thánh Kito cải giáo sinh hoạt truyền đạo. Năm 1945, đoàn nữ tu rời về Hà Nội, tu viện vì thế mà bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay. Nơi đây sử dụng lối kiến trúc châu u đặc trưng với tường đá cao cùng những cổng vòm lớn. Bị bao phủ bởi rêu phong, nơi đây mang đậm nét cổ kính u buồn để lại rất nhiều cảm xúc cho du khách.
14. Bản Cát Cát
Bản Cát Cát là một bản làng của người dân tộc Mông còn bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn. Có thể nói, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm của bản Cát Cát tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Phong tục tập quán của Bản Cát Cát còn bảo lưu những giá trị còn tồn tại nguyên gốc như tục kéo vợ và gầu tào. Ngoài ra, bản Cát Cát còn có nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị... Bạn có thể khám phá vô số cảnh đẹp như suối Tiên Sa, suối Vàng, suối Bạc cùng hai chiếc cầu treo là cầu Si và cầu A Lứ đẹp mê hoặc. Các làng nghề thủ công truyền thống và sản phẩm ở đây cũng vô cùng đa dạng. Đặc biệt bạn có thể thuê trang phục đúng chất miền núi để chụp những bộ ảnh để đời ở đây nữa.
15. Bản Tả Van
Bản Tả Van là nơi sinh sống của dân tộc Giáy, Mông nổi tiếng nhờ vẻ đẹp hoang sơ hùng vỹ cùng nhiều đặc sản có giá trị cao. Nằm cheo leo giữa những vách núi cùng những thửa ruộng bậc thang nên thơ, không gian nơi đây hầu như không bị tác động bởi đời sống hiện đại mà vẫn luôn bình yên, thơ mộng như thế. Đến đây, du khách sẽ thực sự rời xa được những náo nhiệt nơi thị trấn, chỉ còn một bản Tả Van đúng chất nguyên sơ như những gì người ta hay nghĩ về Sapa ngày trước.
16. Bản Tả Phìn
Một địa chỉ ấn tượng khác để du khách khám phá đời sống người dân vùng cao ở Sapa là bản Tả Phìn. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Dao đỏ, nổi tiếng với bài thuốc tắm trị liệu trong các chum gỗ. Ngoài khung cảnh hoang sơ, bình dị của vùng núi cao, chặng đường đến bản Tả Phìn còn có rất nhiều điểm tham quan lý thú mà du khách không nên bỏ lỡ như tu viện Tả Phìn, hang Tả Phìn…
17. Chợ phiên Sapa
Một trong những cách trải nghiệm văn hóa cũng như tìm hiểu các đặc sản ở Sapa nhanh nhất là tham gia các phiên chợ ở đây. Sapa nổi tiếng với 4 chợ phiên gồm: chợ phiên Sapa, chợ Cốc Ly, chợ phiên Bắc Hà và chợ Mường Hum. Trong đó chỉ có chợ phiên Sapa của người H’Mông, Dao được tổ chức ngay trung tâm thị trấn vào mỗi thứ bảy, chủ nhật hàng tuần là thuận tiện cho du khách nhất. Các chợ còn lại đều tổ chức ở khá xa nên hơi khó tiếp cận hơn. Ghé thăm các chợ phiên này, du khách sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động thú vị và mua sắm những đặc sản nổi tiếng của Sapa về làm quà.
18. Chợ tình Sapa
Hiện nay, chợ tình Sapa thường được tổ chức tại quảng trường trước nhà thờ Đá, đều đặn mỗi thứ 7 hàng tuần. Dù hầu như các hoạt động trao gửi tình cảm nam nữ không còn như xưa nữa, nhưng du khách đến đây vẫn có thể được thưởng thức âm nhạc truyền thống và các điệu múa độc đáo của người dân nơi đây.
Các điểm du lịch tại Hà Giang
1. Dốc Bắc Sum
Bạn sẽ gặp Dốc Bắc Sum khi đi từ xã Minh Tân (Vị Xuyên) lên xã Quyết Tiến (Quản Bạ). Con dốc này được các phượt thủ chuyên nghiệp ví như "Đèo Pha Đin" của Hà Giang vì độ ngoằn nghèo tựa mình rắn của nó. Điểm đặc biệt hơn nữa là, từ Dốc Bắc Sum nhìn xuống, bạn sẽ thấy một con đường nhỏ uốn lượn, lúc thì ngập trong mây, lúc thì rực rỡ trong nắng cực kỳ đẹp và thơ mộng.
2. Núi Đôi Quản Bạ
Nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thành phố Hà Giang 40 km. Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa. Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị.
3. Cổng trời Quản Bạ
Cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc,Yên Minh và Đồng Văn
4. Động Lùng Khúy
Động Lùng Khúy có địa điểm tại huyện Đồng Văn, nằm cách trung tâm huyện Quản Bạ khoảng 10km. Đây được mệnh danh là hang động đẹp nhất tại Hà Giang, với chiều dài khoảng 300, bên trong có rất nhiều nhũ đá lộng lẫy, đẹp mắt. Sẽ thật tiếc nếu bạn đã từng đến Hà Giang mà không được vào thăm hang động tuyệt đẹp này.
5. Bắc Mê
Căng Bắc Mê là một di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp thuộc địa bàn thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Nơi đây từng là căn cứ đóng quân và quan sát của thực dân Pháp, sau đó được cải tạo và trở thành nơi giam giữ các đồng chí cộng sản, trong đó có đồng chí Xuân Thủy, Nguyên Hồng, Đặng Việt Châu...
Căng Bắc Mê giờ không còn nguyên vẹn, nhưng nơi đây vẫn thường được các bạn trẻ tìm đến để tìm hiểu về lịch sử cũng như ôn lại, cảm nhận những giá trị tốt đẹp mà di tích lịch sử này đang gìn giữ.
6. Dốc Thẩm Mã
Tương truyền rằng ngày xưa người dân cho ngựa thồ hàng đi từ dưới chân dốc lên, con ngựa nào mà lên đến đỉnh còn khỏe thì người dân sẽ giữ lại nuôi nên đoạn dốc có tên là Thẩm Mã. Đây là đoạn đèo đầu tiên mà các bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn. Sau khi vượt qua con dốc này, các bạn sẽ tới mảnh đất Phố Cáo.
7. Cao nguyên đá Đồng Văn
là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Trước năm 2018, đây là địa danh duy nhất của Việt Nam đạt được danh hiệu này. Sau đó lần lượt Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng được công nhận năm 2018, Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận năm 2020.
8. Phố Cáo
Xã Phố Cáo nằm ngay trên QL4C, nối Yên Minh với Đồng Văn. Nếu đến Phố Cáo vào những dịp bình thường, chắc các bạn sẽ không nhận thấy điều gì đặc biệt ở đây. Tuy vậy, nếu đi qua đây vào mùa xuân, cảnh tượng những bông hoa đào nở rực rỡ chắc hẳn sẽ níu giữ chân được nhiều du khách.
9. Phó Bảng
Thị trấn Phó Bảng nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Con đường cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác, nắng cứ nhảy nhót nơi lưng chừng trời và thung lũng thăm thẳm không một bóng người cho mãi đến khi bất ngờ Phó Bảng hiện ra bằng một thung lũng hoa hồng. Giữa cao nguyên đá trơ trụi, những bông hoa hồng tỏa hương thơm dìu dịu khiến bạn thấy bất ngờ.
10. Sủng Là
Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.
11. Nhà của Pao
Đây là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo người Mông, nơi đây đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn làm bối cảnh quay phim “Chuyện của Pao”, chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ. Sau khi được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim, ngôi nhà đã trở thành một điểm thu hút du khách.
12. Dinh họ Vương
Trước khi khởi công xây dựng, vua Mèo Vương Chính Đức đã sang Trung Quốc tìm thầy phong thủy sang Việt Nam đi qua khu vực 4 huyện nằm trong quyền cai quản của mình để chọn địa thế đất. Cuối cùng, Vương Chính Đức và thầy quyết định dừng chân tại thôn Xà Phìn, địa thế đất nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Đặc biệt, ở nơi đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của Vương Chính Đức sẽ thành về sau.Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, được khởi công vào năm 1898 và hoàn thành vào 9 năm sau đó tức 1907. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.
Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp, do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung. Lối dẫn vào nhà được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uống lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, chạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn. Khu Tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tì. Trung dinh và Hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Lúc ban đầu, toàn bộ gỗ được dùng trong ngôi nhà đều là gỗ thông đá. Nhưng kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.
13. Cột cờ Lũng Cú
Nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
14. Mốc cực Bắc
Tại bản Xéo Lủng (cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km), một điểm cực Bắc được xây dựng mang tính biểu tượng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là điểm có thể đến gần nhất so với cực Bắc của Tổ Quốc. Đứng trên Đài vọng cảnh (mô phỏng Chùa Một Cột) bao quát dải biên cương của chóp nón Cực Bắc, nơi đây sông Nho Quế bắt đầu chảy vào Việt Nam .
16. Phố cổ Đồng Văn
Một ngôi nhà cổ ở Đồng Văn, hiện khu vực này không còn nhiều mà chỉ còn một số ngôi nhà được bảo tồn và giữ lại (Ảnh – cungphuot.info)
Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn (cũ), xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.
17. Rừng thông Yên Minh
Rừng thông Yên Minh nằm ngay trên con đường Hạnh Phúc, với rừng thông bạt ngàn, xanh mướt, là nơi nghỉ ngơi, dừng chân, cắm trại lý tưởng dành cho các phượt thủ mỗi khi đặt chân đến Hà Giang.
17. Mã Pí Lèng
Nghĩa là “sống mũi ngựa” theo tiếng H’Mong, chỉ độ dốc và hiểm trở của những ngọn núi, con đường dựng đứng như sống mũi ngựa. So với mực nước biển, đỉnh đèo Mã Pí Lèng có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên đá Đồng Văn và được tạo nên bởi một loạt trầm tích như đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây hơn 400 năm, đá phiến ánh…
Đứng từ đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống chính là con sông Nho Quế mềm mại như dải lụa màu ngọc bích. Dòng sông xinh đẹp này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy hướng tây bắc – đông nam xuống xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Xuôi theo hẻm vực Tu Sản, chảy tiếp qua núi Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc thì sông Nho Quế tách ra làm 2 nhánh, chảy sang địa phận Cao Bằng, tiếp tục cuộc hành trình nhập vào sông Gâm tại ngã ba Nà Mát.
Nhiều lữ khách khi đi qua đây đã không thể nào biết được con đường trên địa hình uốn lượn hiểm trở này đã được xây dựng bởi 1300 thanh niên xung phong và 1000 dân công của 16 dân tộc vùng núi nước ta. Sau 11 năm dày công đục đẽo, từ 29/3/1959 – 15/6/1965 con đường Hạnh Phúc đã hoàn thành và ra đời.
18. Hẻm Tu Sản
Được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên đến 800m, dài 1,7km và sâu gần 1km, là kỳ quan độc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Hẻm vực này là sản phẩm của sự kiến tạo kỳ diệu từ hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn chìm trong lòng đại dương mênh mông. Trong quá trình thay đổi của vỏ Trái Đất, nước rút đi, bào mòn, để lại di sản địa chất độc nhất vô nhị này cho tới giờ.
GIÁ TOUR BAO GỒM:
VẬN CHUYỂN: Xe 29 Chỗ, xe 16 Chỗ
KHÁCH SẠN: Khách sạn tiêu chuẩn tại Hà Giang. Khách sạn 3 sao tại Sa Pa: 2 khách/phòng, nếu lẻ ở phòng 3
ĂN UỐNG: Ăn sáng: 30.000đ/suất/bữa. 09 Bữa ăn chính (Ăn Trưa, Tối): 150.000đồng/suất/bữa
Lưu ý: Không bao gồm đồ uống trong các bữa ăn.
HƯỚNG DẪN VIÊN: Đoàn có hướng dẫn viên tiếng việt thuyết minh và phục vụ ăn, nghỉ, tham quan cho Quý khách. Hoạt náo viên tổ chức các trò chơi vận động tập thể, sinh hoạt, ca hát.
BẢO HIỂM: Khách được bảo hiểm du lịch Bảo Minh trọn gói, mức bồi thường tối đa 20.000.000đ/vụ. Thuốc Y tế thông thường
QUÀ TẶNG: Mỗi vị khách trên đường đi được phục vụ, 01 khăn lạnh, 02 chai nước tinh khiết 0.5l / ngày / người.
THAM QUAN: Bao gồm phí vào cổng một lượt tại các điểm tham quan nêu trên chương trình trừ vé Fansipan
GIÁ VÉ TRẺ EM
Từ 1t - 5t miễn phí. Tối đa 2 người lớn kèm 1 trẻ em miễn phí.
Từ 6 đến dưới 10 tuổi tính 70% giá vé (ngủ ghép cùng gia đình). Tối đa 2 người lớn kèm 1 trẻ em tính phí.
Từ 10 tuổi trở lên như người lớn.
GIÁ KHÔNG BAO GỒM
Thuế VAT (10%)
Các điểm tham quan, vui chơi ngoài lịch trình, vé Fansipan
Tiền Tip cho HDV và Tài Xế (nếu có)
Các chi phí cá nhân khác như (giặt ủi, điện thoại, thức uống …)